Tally Ho! được lần đầu bán ra vào 1973, từ nhà thiết kế Rudi Hoffman. Kosmos đã thu nhận tựa game vào làm 1 phần trong chuỗi Game 2 người của họ vào năm 2000, sau đó Rio Grande phát hành nó ở Mỹ. Chủ đề trò chơi đó hoặc bạn là tụi cáo và gấu tìm cách kiếm ăn mà không bị bắt, hoặc là những tay thợ săn và tiều phu cố gắng bắt lũ thú và san hạ cây cối. Nó là 1 trò khá trừu tượng nhưng có đem lại cơ chế chơi game bất đối xứng và cần chút ít sự may mắn.
Trò chơi có bản đồ kích cỡ 7x7, ngoài ra còn có 48 mảnh ghép. Vào đầu game, những miếng này được xếp úp mặt 1 cách ngẫu nhiên trên bàn, để trống ô vuông trung tâm. Một người sẽ đóng vai tụi động vật và người kia làm vai con người. Động vật đi trước.
Vào lượt của bạn, bạn có thể chọn giữa lật 1 mảnh ghép lên hay di chuyển 1 quân của bạn. Khi lật mảnh, bạn đơn giản lật nó lên và giữ đúng định hướng của miếng ghép (rất quan trọng nếu đó là thợ săn). Khi di chuyển, lấy 1 quân của bạn và điều khiển chúng di chuyển tùy theo từng loại.
- Tiều phu có thể đi 1 ô ngang-dọc 1 lượt. Các quân này có thể đè lên các mảnh cây cối, đồng thời thu về 2 điểm mỗi cây vào cuối game.
- Gấu cũng di chuyển 1 ô ngang hoặc dọc. Bọn chúng có thể dừng trên các miếng thợ săn hoặc tiều phu, mỗi miếng có giá 5 điểm cuối game.
- Thợ săn có thể chạy bao xa tùy thích/có thể theo 1 hướng nhất định (ngang hoặc dọc). Nếu có cáo, gấu hay chim đang đứng trong hướng súng của thợ săn, quân đó có thể dừng ở đó và thu thập điểm. Sau khi lật quân thợ săn, bạn không được thay đổi chiều hướng của nó. Gấu có giá trị 10 điểm, cáo thì là 5, gà lôi 3 điểm và vịt đem lại 2.
- Cáo cũng di chuyển theo 1 hướng (ngang/dọc) và bao xa tùy ý muốn và điều kiện cho phép. Chúng được bắt vịt và gà lôi.
- Vịt và Gà lôi có thể bị di dời bởi cả 2 người chơi nhưng không bắt được quân nào. Bạn cũng không được phép di chuyển con chim vừa bị dịch chuyển.
- Cây không có khả năng đi. Chúng là cây mà.
Mọi người luân phiên nhau thực hiện lượt của mình tới khi mảnh ghép cuối được lật. Khi đó, mỗi người sẽ có thêm 5 lượt cuối. Bạn có thể tiếp tục di chuyển quân quanh bàn chơi nhưng ngoài ra còn có thể tìm cách đưa quân mình thoát khỏi bàn thông qua các lối thoát ở các cạnh bản đồ. Bất cứ quân cờ nào thoát được đều tính vào số điểm của bản thân – như là bạn đã bắt được chúng vậy. Sau khi 2 người đã đi 5 lượt đó, cộng điểm mỗi người lại. Sau đó, khởi động lại bàn chơi và chơi thêm 1 vòng nữa với mỗi người hoán đổi phe của nhau. Khi vòng 2 chấm dứt, ai có tổng điểm cao nhất, thắng.
Cấu kiện: Trò chơi không thực sự có nhiều cấu kiện đi kèm – chỉ có mấy mảnh ghép và bàn chơi. Những mảnh này được làm từ giấy bìa cứng chất lượng tốt, và bàn chơi thì được vẽ minh họa rất công phu, với 1 điểm sáng ở giữa bàn để ghi nhớ chỗ cần chừa trống. Hình vẽ (bởi Franz Vohwinkel) khá tốt – tính cách ở từng nhân vật và các con thsu đều tốt, tuy con vịt ở mặt trước hộp game nhìn hơi bị kỳ. Không có các dấu hiệu trên các mảnh ghép ngoại trừ bức vẽ của nhân vật. Nên nhớ rằng thật ra cũng chẳng có gì nhiều để nhớ.
Điểm đáng phàn nàn duy nhất mà mình có về cấu kiện chính là cái khay hộp đáng ghét. Nó rõ ràng được sinh ra để dành cho trò chơi – có 9 ngăn với kích thước hoàn hảo để chứa các mảnh ghép. Tuy nhiên, chúng chỉ giữ được các miếng này nếu bạn để hộp nằm ngang. Lật đứng nó dậy vì bất cứ lý do gì sẽ khiến bạn phải sắp xếp lại các miếng ghép mà thôi. Để đỡ vả tốt nhất là quăng hộp đi và bỏ chúng vào 1 cái bao. Ngoại trừ điểm này, mình nghĩ cấu kiện rất tuyệt.
Chủ đề: Rất nhiều các trò chơi trừu tính không thèm quan tâm đến chủ đề thế nhưng vẫn có những trò các cố đo ni đóng giày nhét chủ đề chưa chắc là có nghĩa lý gì vào.
Mình nghĩ chủ đề trong Tally Ho! không chỉ có nghĩa mà còn là yếu tố quan trọng để tận hưởng nó. Gấu ăn thịt con người, người có súng thì bắn gấu. Cáo ăn các loài chim và con người có thể bắn cáo hoặc chim. Tiều phu có thể đốn hạ cây cối, dĩ nhiên ngược lại cây thì không chạy đi đâu được (đã bảo là cây mà). Chủ đề vẫn có 1 vài khiếm khuyết – mình nghĩ là gấu cũng ăn chim nếu như nó cần, không như trong game; thợ săn ngoài đời có thể quay qua quay lại ít nhất 1 lần; và còn không nói đến chuyện người chơi điều khiển chim đi đâu họ muốn rất là vô lý. Tuy thế, mình vẫn nghĩ chủ đề được hòa trộn rất tốt vào trò chơi.
Cơ chế: Đây là 1 trò chơi bất đối xứng, nghĩa là 2 phe không giống nhau. Bạn có những quân ở mỗi phe có thể đem so sánh với nhau – gấu và tiều phu di chuyển 1 ô trong khi cáo và thợ săn chạy thoải mái – nhưng chúng có những khả năng khác nhau để làm chiến thuật thay đổi. Các năng lực dường như khá cân bằng, tuy may mắn trong khi lật bài có thể khiến 1 phe trở nên bá đạo.
Có 2 cách đơn giản để diễn tiến trò chơi – lật mặt hoặc di chuyển. Lật quân cần phải giữ nguyên hướng của nó dành cho các trường hợp thợ săn. Di chuyển thì dựa vào năng lực cá nhân của các mảnh ghép. Có 1 vài cơ chế hạn chế người chơi tạo vòng lặp – như việc bạn không được phép trở lại vị trí cũ vào lượt trước chẳng hạn.
Mình thích rằng vào cuối game có sự thay đổi tương đối so với phần còn lại. Nếu bạn bỏ thời gian đuổi theo đối phương vào 5 lượt cuối thì có thể sẽ chẳng ghi được điểm nào. Nhưng khả năng giải cứu các quân cờ khỏi bàn chơi đã thêm chiều sâu vào trò chơi khi mọi người tìm cách tốt nhất để tối ưu điểm. Thậm chí bạn còn có thể chuẩn bị cho việc đó khi biết được số lượt sau khi lật mảnh cuối là cố định và vị trí của các lối thoát.
Điều cuối mà mình muốn nói đến là các bạn phải chơi 2 vòng đổi phe cho nhau. Chi tiết này giúp hạn chế việc 1 người độc bá khi sử dụng 1 phe nhất định. Nếu thực sự phe đó có ưu thế, bạn sẽ giành được 1 điểm số suýt sao. Nếu không, bạn sẽ thua chỏng vó, tuy rằng có thể hiện rằng ai thực sự giỏi hơn. Đây là điều tốt để giải tỏa bớt 1 chút vận may và bất cứ yếu tố nào liên quan đến tính cân bằng.
Trình độ trong chiến thuật: Như minh đã đề cập, có rất nhiều yếu tố may rủi trong trò chơi. Bạn sẽ chẳng thể làm được gì nếu con gấu của bạn bị quây bởi cây cối, hoặc thợ săn đều chỉ súng sai hướng. Tuy vậy, nó giống như 1 bài toán khi tìm cách vượt qua trò chơi với những trở ngại có sẵn. Có 1 chút hơi hướm mèo vờn chuột khi bạn dí đối phương quanh bàn chơi, và chưa nói đến khả năng giăng bẫy chờ kẻ địch. Tuy có liên quan đến vận may nhưng việc bạn tác chiến ra sao mới quyết định người thắng kẻ thua.
Khả năng tiếp cận: Trò chơi rất dễ học và chơi. Điều phức tạp nhất trong game đó là nhớ những quân cờ di chuyển ra sao, và đó cũng chả phải to tát gì. Đây là 1 trò mà nhiều hạng người có thể tập chơi, và với yếu tố hên xui cao thì người mới cũng có thể thấy bản thân rất chuyên nghiệp khi thi đấu.
Giá trị chơi lại: Tally Ho! là 1 trò chơi mà bởi vì sự đa dạng trong sắp xếp game có thể được chơi đi chơi lại mà không có cảm giác giống nhau. Bản chất bất đối xứng trong cơ chế cũng giúp tăng giá trị chơi lại. Sẽ có những điều gây ức chế nếu như bạn không gặp may, nhưng nhìn chung đây là 1 game có khả năng chơi lại nhiều lần.
Số lượng hỗ trợ: Đây là game dành riêng cho 2 người nên không thực sự có sự hỗ trợ về số lượng chơi. Có 1 biến thể 3 người được đăng bởi 1 người dùng trên Boardgamegeek, nhưng đó chỉ là xoay trục người chơi mà thôi.
Kích cỡ: Trò chơi không tốn nhiều không gian. Thực vậy, bạn chỉ cần 1 điểm chắc chắn để đặt bàn chơi, có kích thước là ô vuông 15 inch. Bạn cũng chả cần cái hộp đề cầm game đi lung tung – chỉ cần bỏ các mảnh ghép vào bịch và vác bàn chơi là được.
Lịch sử: Đây là 1 phần trong chuỗi game 2 người của Kosmos, và nó đứng hạng 27 trong tổng sắp (trên 43). Có nhiều lời phàn nàn cho rằng trò chơi đè nặng yếu tố may mắn nhưng mình thấy thì đây là 1 ví dụ điển hình cho 1 trò trừu tính với cơ chế chơi bất đối xứng. Nó là 1 trong những tựa game yêu thích hàng đầu của mình, thú thật mình đáng nhẽ phải dành thời gian chơi nhiều hơn.
Có xứng đáng để nhắc đến? Có chứ. Mình nghĩ đây là 1 trò người tuyệt vời, tuy hơi buồn là nó đã hết bản in. Nhưng đừng sợ - mọi người có thể chơi nó trên Yucata.de, cũng là nơi mà mình chơi trò này lần đầu. Nếu bạn không ngại 1 trò trừu tượng cần nhiều may mắn thì hãy thử qua. Mình rất khuyến khích.
Cảm ơn vì đã đọc bài!
[ Thế Giới Board Game ]