• Mua hàng: 0949 577 303
  • Luật Board Game
  • 0 sản phẩm
KAKERLAKEN SERIES - BỎ GIÁN VÀO GAME

Kakerlaken-Poker/Cockroach Poker (Bài con gián?) với Kakerlaken-Suppe (Súp gián?). Nghe tên bọn chúng thì có vẻ không ngon miệng tí nào nhưng 1 khi bạn nhìn qua các hình vẽ bắt mắt và vui nhộn, bạn sẽ cảm nhận được niềm vui nhẹ nhàng mà trò chơi đem tới.

Bọn mình chơi Bài nấu súp  trước. Đây là 1 trò phản xạ, rất lý tưởng cho các buổi hội họp nhóm và có lẽ cũng sẽ gây náo động lắm đây. Bài được phát đều cho tất cả người chơi và người nào bỏ hết được bài trước thắng. Trong lượt của mình, bạn lấy 1 lá từ bộ bài đang giữ, lật nó lên và đặt vào trung tâm bàn chơi. Sau đó bạn sẽ gọi tên của loại rau củ thể hiện trên đó.

Tuy nhiên, nếu (những) lá bài trước đó có chung 1 loại rau củ, bạn không được phép gọi tên loại đó lên mà phải nêu tên 1 loại khác. Ngoài ra, bạn cũng không được quyền tuyên bố chung loại rau củ mà người chơi đi trước vừa nói. Người lượt trước cũng có thể không nói tên rau củ trùng với bài (ví dụ nếu bài của anh ta cũng giống với lá trước đó). Nếu bạn bí ý hoặc nói sai, bạn sẽ bị phạt bắt phải lấy về toàn bộ bài ở trung tâm bàn chơi. Sau đó chúng ta bắt đầu 1 vòng mới.

Còn có 1 điều thế này. Có 1 số lá nếm-súp. Khi những lá bài này xuất hiện, bạn phải kêu “Xì-xụp!” (như âm thanh húp nước súp vậy). Mấy lá bài này có hình 1 trong 4 loại rau củ. Khi có lá nếm-súp trong bàn chơi, bất cứ khi nào bài rau củ trên lá đó xuất hiện, bạn buộc phải phát ra tiếng “Xì-xụp!” thay vì nói tên nó. Còn nhớ cái luật là bạn không được bắt chước thứ người đi trước đó nói chứ?

Nếu anh ta đã kêu “Xì-xụp!”, bất luận là do lá nếm-súp hoặc do loại rau củ trên đó, bạn phải nói “Hừmmm!” (đại khái là súp con gián nếm ngon hết sức).

Thế là toàn bộ trò chơi chỉ xoay quanh vấn đề bạn nói được chuẩn hay không – tiêu, nấm, hành, cà rốt, Xì-xụp! hay Hừmmm! trong khi phải ghi nhớ toàn bộ luật và ngoại lệ và ngoại lệ của ngoại lệ. Chơi nó với tốc độ chóng vánh thì thế nào cũng có đứa mắc câu cho coi.

Đây là 1 trò chơi hội nhóm giống như Halli Galli, và mình cho rằng nó hơi khó hơn 1 tí bởi vì bạn phải nói ra 1 thứ gì đó (và đảm bảo là nó đúng nữa) thay vì chỉ phải bấm chuông. Trò này có lẽ sẽ khá là tốt để chơi với trẻ em và người chơi mới/không chuyên chơi game.

Kakerlaken-Poker cũng được thiết kế bởi cùng 1 người, với hình ảnh minh họa tương tự, nhưng lại là 1 trò khá khác biệt. Nó cũng chẳng hề giống bài tây chút nào, ngoại trừ việc bạn phải cố giữ mặt lạnh đánh bài (poker face). Đây là trò chơi thích hợp nhất khi được chơi trong 1 nhóm lớn. Chong Sean và mình có làm 1 ván 2 người, có thể vẫn coi là ổn, nhưng có lẽ không hài hước bằng (và mình ý là “không có buồn cười bằng” chứ không phải “không hay bằng”) 1 ván 4 người hay nhiều hơn thế.


Trong trò chơi này, chỉ có 1 người thua cuộc và số còn lại đều là kẻ chiến thắng. Ngay lúc mà có ai đó gom đủ bộ 4 con vật cùng loại, người đó thua và trò chơi kết thúc (và bắt anh ta phải làm cái gì đó ngớ ngẩn hoặc đáng xấu hổ, thậm chí không được hợp pháp cho lắm nếu nhóm bạn đã thỏa thuận xong hình phạt trước đó). Một người chơi bắt đầu vòng bằng việc chuyển 1 lá bài tới người bên trái và tuyên bố loại bài. Họ có thể nói xạo nếu muốn. Người nhận bài có thể quyết định thách thức ngược hoặc chuyển tiếp lá bài.

Nếu họ muốn thách thức, người đó phải đoán xem người kia vừa nói thật hay nói dối, rồi lật lá bài lên để kiểm chứng. Nếu anh ta đoán đúng, người đưa bài phải lấy lại lá bài và đặt nó trước mặt mình, ngửa mặt. Nếu đoán sai, anh ta lấy bài về trước mặt bản thân. Khi người nhận chọn chuyển bài, họ ngó qua lá bài trước khi chuyển sang người tiếp theo. Anh ấy có thể tuyên bố hệt như người đầu tiên đã nói hoặc nói khác đi.


Người nhận kế phải quyết định làm – hoặc thách thức, hoặc chuyển bài. Điều này tiếp tục cho tới khi có ai đó ra thách thức, hoặc tới khi lá bài tới người chơi cuối. Lúc này đây, người chơi cuối cùng bắt buộc phải thách thức vì anh ấy không được phép chuyển bài sang người khai cuộc.

Vậy đây là 1 trò chơi nói về chém gió và lừa phỉnh đối phương để họ ôm đồm các con vật trời đánh của bạn. Khi nói dối, bạn sẽ muốn làm sao cho thật thuyết phục để khiến đối thủ tin vào chuyện đó. Khi bạn nói thật, bạn lại muốn làm sao để người kia không thể tin được vào chuyện đó.


Trong ván chơi 2 người của bọn mình, có 1 số luật đặc biệt. Tất nhiên là không có chuyển bài đi đâu rồi. Lúc mình đẩy bài cho bạn mình, anh ấy phải thách thức ngay lập tức và ngược lại. Thế nên mọi chuyện đều được giải quyết bởi ai là người nói xạo giỏi hơn (hoặc đoán tài hơn). Lúc mình chơi trò này, mình phát hiện ra vẫn còn 1 tầng chiến thuật ẩn giấu trong đó, với việc lựa bài mà dùng, và những thứ nên nói xạo khi bạn đã không muốn thành thật.

Ngoài ra cũng có 1 số dòng tư tưởng khi bị bài đến tay. Nếu bạn đã có nhiều lá con cóc, mà cái gã đưa bài cho bạn lại nói đó là cóc, thì tốt nhất bạn nên tin vào đó bởi nếu không, nếu hóa ra nó là lá cóc thiệt thì bạn phải lấy nó về, mà tất nhiên như vậy là không hay rồi. Bạn có thể theo dõi xem những con vật nào đang làm khiếp sợ người chơi khác và lựa bài (lẫn lời nói xạo) tùy tình huống.


Thế là trò chơi không hoàn toàn đơn giản hay chết não như 1 người lầm tưởng. Dĩ nhiên bạn cũng có thể chơi nó theo cách vô tư lự nếu muốn, và đó có lẽ là cách mà mọi người nên áp dụng cho không khí hội họp. Đây là 1 trò cười ra nước mắt mà.

Một điều mà mình thật sự thích ở cả Kakerlaken-Poker và Bài nấu súp đó là hình vẽ. Mình cho rằng chúng rất tuyệt.

[ Thế giới Board Game ]


Để lại bình luận