• Mua hàng: 0949 577 303
  • Luật Board Game
  • 0 sản phẩm
TALUVA - QUAY NGƯỢC VỀ THỜI CỔ ĐẠI

Taluva là 1 trò chơi đặt mảnh ghép trừu tượng 1 cách ấn tượng với 1 chủ đề khá phù hợp. Người chơi đặt mình vào vai các vị thần hoặc tù trưởng bộ lạc trên 1 hòn đảo núi lửa cô lập.

Hòn đảo này mở rộng qua những đợt phun trào không ngừng – trong khi người chơi phải dẫn dắt dân đen của mình gia tăng về cả số lượng lẫn tầm ảnh hưởng. Trò chơi kết thúc khi tất cả mảnh ghép đã được đặt hay khi có 1 người chơi thành công trong việc dùng hết cả 2 loại mảnh ghép của họ.

Với tư cách là Game of Month trên Hypermind BoardGamers vào tháng Sáu, Taluva được rất nhiều người thử qua. Nó có luật đơn giản và dễ học, có vài người trong số đó còn phát triển được hẳn 1 tư duy chiến thuật cho trò chơi. Mười lăm người đã chơi qua 8 ván game trong vòng 1 tháng và họ đã cho trò chơi điểm số 7.67 trên thang điểm BGG.

Cấu kiện và Sắp đặt

Điểm ấn tượng nhất của Taluva đó là các bộ những mảnh ghép xây đảo. Chúng là những miếng carton rất dày có hình dạng của 6 miếng lục giác nhỏ hợp lại với nhau như hình “phi tiêu ninja” (nhân tiện nếu xét về cân nặng của chúng mà dùng để chọi thì hơi bị đau đấy). Mỗi ô được minh họa rất mỹ miều, luôn luôn thể hiện 1 ngọn núi lửa trên 1 vùng của các ô lục giác và 2 loại địa hình khác trên các ô còn lại.

Có 5 loại địa hình (hồ, cỏ, đá, cát và rừng rậm) trong đó mỗi mảnh ghép hoặc sẽ chứa 2 loại khác nhau hoặc 2 ô 1 loại địa hình. Một khi hòn đảo đã bắt đầu thành hình, ý kiến cá nhân của mình cho rằng Taluva chính là trò chơi đẹp nhất từng thấy!

Ngoài ra còn có 4 bộ quân cờ với màu hơi khác thường: đỏ, vàng, nâu và trắng. Mỗi người chơi có 3 Đền thờ, 2 Tháp và 20 Lều.

Không thực sự có khái niệm xếp game ở đây; mới người cứ việc lấy các miếng của họ và đặt ở chỗ sao cho thuận tiện là được.

Cách chơi cơ bản

Mỗi lượt trong Taluva được phân thành 2 khâu:

  1. Đặt mảnh núi lửa và …
  2. … Xây ít nhất 1 tòa nhà.

Đặt Núi lửa

Khi vào lượt của bản thân, bạn chọn 1 mảnh ghép núi lửa ngẫu nhiên và mở rộng đất đai bằng 1 trong 2 cách hoặc đặt nó phẳng trên bàn chơi với ít nhất 1 mặt ghép với những miếng ghép đã có, hoặc sử dụng phun trào núi lửa. Phun trào của núi lửa được đặt ở trên mặt của các miếng đã có với khả năng đốt cháy các Lều trại; quy tắc đặt như sau:

  • Ô núi lửa của mảnh ghép mới phải được đặt chồng lên ô núi lửa của mảnh cũ.
  • Dung nham phải chảy về phía khác so với ô núi lửa ở phía dưới (nói cách khác đó là bạn không được đặt mảnh ở phía trên nếu như phía dưới chỉ có 1 mảnh mà phải che lên ít nhất 2 mảnh khác nhau ở dưới).
  • Không được tạo khoảng trống ở bên dưới mảnh phun trào.
  • Trong khi bạn có thể phủ lấp (và tiêu hủy) Lều trại của đối thủ lẫn bản thân, bạn không thể hủy tháp hay đền thờ, cũng như không thể phủ lấp căn nhà cuối cùng trong 1 khu dân cư.

Xây nhà

Nhà được đặt trên bất cứ các ô không có núi lửa nào trên đảo. Có 4 cách đặt nhà mới:

  1. Xây 1 khu dân cư mới – Xây 1 Lều của bạn lên tầng đất cơ bản (1).
  2. Xây Tháp – Đặt 1 tòa Tháp lên 1 ô ở tầng đất 3 liền kề với 1 khu dân cư của bạn. Không được phép xây Tháp vào khu dân cư đã có 1 nhà tương tự!
  3. Xây Đền thờ - Đặt 1 Đền thờ lên 1 ô liền kề khu dân cư kích cỡ từ 3 ô trở lên và chưa có Đền thờ trong đó.
  4. Mở rộng khu dân cư – Chọn 1 khu dân cư của bản thân và chọn 1 loại đất. Đặt Lều mới lên mọi ô đất cùng loại đang tiếp giáp với khu dân cư. Đặt 1 Lều ở tầng 1, 2 ở tầng đất 2 và 3 ở mỗi ô tầng 3. Bạn không được chọn ô đất đó nếu như không có đủ số Lều để phủ kín các ô phù hợp liền kề.

Người chơi thay phiên nhau chơi tới khi có 1 người thành công xây được hết 2 loại nhà của họ (trong trường hợp này gọi là thắng “cướp cò”) hoặc cho tới khi tất cả miếng ghép đã được đặt. Khi hòn đảo “hoàn chỉnh”, người thắng là người xây được nhiều Đền thờ nhất. Hòa được giải quyết bằng số Tháp và sau cùng là số Lều. Lưu ý rằng người chơi vẫn có thể bị loại nếu họ không còn cách đặt thêm nhà vào nữa (thường là khi họ sử dụng hết Lều trại trước khi kịp đặt các Tháp hay Đền thờ).

Cảm nghĩ cá nhân …

Taluva có cách chơi vô cùng chắc chắn. Nó là 1 game hấp dẫn cùng với bộ luật đơn giản có thể thu hút được nhiều người. Và tuy rằng nó rất khác biệt so với người anh em trong họ hàng đặt-miếng-ghép là Carcassonne, mình sẽ đem cả 2 ra so sánh 1 chút để cho thấy tại sao mình lại thích Taluva hơn nhiều!

Đầu tiên, và điều hiển nhiên nhất, cả 2 trò đều có yếu tố đặt mảnh ghép. Trong khi Carcassonne tạo nên 1 bản đồ nhỏ nhắn và dễ thương, mình lại chuộng bề mặt màu mỡ và tầng tầng lớp lớp xây được trong Taluva. Độ dày của mảnh ghép thực sự mô phỏng được cảm giác 3 chiều của địa hình hòn đảo núi lửa trong Taluva, thứ có cảm giác “thực” hơn nhiều so với vùng đồng quê xứ Pháp phẳng lì trong Carcassonne.

Ngoài ra, các mảnh ghép là yếu tố duy nhất ngẫu nhiên trong cả 2 trò, nếu xét trong Carcassonne thì việc bạn rút được ô nào có ảnh hưởng rất lớn đến game. Trong Taluva thì việc đó không hoàn toàn như vậy ngoại trừ 1 vài lượt đầu game (khi lấy được đúng loại mảnh cần thiết sẽ dễ giúp bạn xây được 3 ô nhanh chóng và sau đó là lên Đền thờ). Bởi không có yếu tố then chốt về loại địa hình phải giống nhau và việc không bắt bạn xây lên ô vừa đặt nên lấy được 1 loại mảnh ghép nhất định trong Taluva không thực sự quan trọng. Đa phần chiến thuật xoay quanh việc đặt mảnh ghép có liên quan đến bạn sẽ dùng chúng làm gì thay vì địa hình trên ô là gì.

Sự tách biệt lớn nhất giữa 2 trò chơi đến từ giai đoạn “tính điểm”. Ở Carcassonne, dễ thấy rằng tính điểm là 1 hệ sự máu lửa khi bắt bạn phải tính toán điểm dựa trên những hạng mục đã hoàn thành cũng như đến cuối game (cho lũ nông dân). Việc đó khá phức tạp và rối rắm cho người chơi mới. Taluva lại trái ngược, đó là 1 khâu dễ hiểu và lô-gic. Nhưng phải nhận xét rằng như vậy không đồng nghĩa với chiến thắng trong Taluva là đơn giản và 1 chiều, ngược lại, bởi có số lượng khác nhau trong 3 loại nhà và 3 cách xây khác biệt đã tạo nên 1 gia tài sâu rộng cho chiến thuật.

Để nói tiếp về chiến thuật, mình muốn dành 1 ít thời gian để chỉ ra 1 vài khác biệt trong lối chơi và lựa chọn chiến thuật khiến Taluva thật sự thử thách và vui khi chơi. Dễ thấy nhất đó là bạn luôn cần đánh giá xem bản thân cần sử dụng mảnh ghép để “nhây” với đối phương hay gầy dựng vị thế của mình. Và nếu bạn dùng mảnh ghép để phá làng xóm nhằm ngăn cản việc xây dựng Đền thờ thì bạn lại giúp cho người đó tiến gần hơn đến xây 1 tòa Tháp.

Bạn cần có kế hoạch xem miếng nào thì cần loại bỏ, với ý nghĩ rằng nếu không thành công trước khi các mảnh đã được đặt thì ít nhất cũng cần dẫn đầu về số Đền thờ. Khi nào thì bạn nên lui bước để đặt móng cho khu dân cư mới thay vì đầu tư vào khu đã có? Có nên xây khu mới hay không hay đặt 1 Đền thờ nữa, hoặc mở rộng khu vốn có và dùng phun trào tách nó làm 2? Có vô vàn quyết định ngắn hay dài hạn cần được giải quyết, chưa kể bạn còn phải tiên liệu và đáp trả các chiêu trò của đối thủ nữa.

Phán quyết!

  • Luật: Dễ học và dễ hiểu, hợp lý nhưng có chiều sâu.
  • Thời gian nghỉ: Lượt ngắn, game diễn tiến nhanh nên hầu như có rất ít thời gian nghỉ.
  • Độ dài: Rất nhanh, từ 5 đến 10 phút cho 2 người chơi kinh nghiệm và 40 đến 45 phút đối với 4 người tương đối lạ lẫm với game. Thời gian trung bình nhóm mình chơi là 20 phút.
  • Tương tác giữa người chơi: Rất nhiều cơ hội để dằn mặt và quấy rối nhau. Tương tác mạnh mẽ nhưng vẫn có cách để tự bảo vệ bằng cách thức đặt nhà.
  • Cân nặng: Nhẹ tới vừa – Luật dễ nhưng cần tư duy.
  • Đánh giá của GamerChris: Đây là trò chơi đặt mảnh chiến thuật trừu tượng ưa thích của mình. Nó chơi vui được, lại có tính thách thức và dễ dàng làm quen, mình đánh giá nó 1 con 8 tròn trĩnh.

[ Thế Giới Board Game ]


Để lại bình luận