6 Nimmt (hay còn được biết đến với tên gọi Category 5) là 1 trò chơi thẻ bài nhẹ nhàng dành cho gia đình với 2 tới 10 người chơi (best khoảng 4 tới 6 người).
Bộ game có cân nặng không đáng kể (chỉ 104 lá bài) và tốc độ chơi nhanh; nhà sản xuất có ghi chú là 45 phút, nhưng bởi điểm số sẽ được tính ở cuối từng vòng chơi ngắn (5 tới 10 phút) nên các bạn có thể chơi bao lâu tùy thích.
Bạn có thể dễ dàng tìm mua được trò này với giá thấp hơn 10 bảng Anh và đừng nên cụt hứng nếu bạn chỉ có thể mua được nó ở Đức vì các lá bài đều không chữ, cách chơi lại rất đơn giản và dễ tìm được bộ luật tiếng Anh của nó.
6 Nimmt được bán ra lần đầu vào năm 1994, thế nên ở phiên bản trên hình, trò chơi kỷ niệm 20 năm ngày ra mắt của nó – còn thời điểm nào tốt hơn để đánh giá về 1 tựa game đã bán hơn 1 triệu bản chỉ tính riêng ở Đức?
Trò chơi được sáng tạo ra bởi Wolfgang Kramer và đã có vinh dự nảy sinh ra nhiều trò chơi con khác (như 11 Nimmt, 6 Nimmt Junior và, hơi bị kỳ quặc, phiên bản thẻ bài của The Walking Dead). Các hình còn lại trong bài đều thuộc về phiên bản tiêu chuẩn.
Cách chơi
6 Nimmt là 1 game rất dễ sắp đặt và chỉ dạy cho người khác. Bất kể số người chơi bao nhiêu, chỉ cần trộn bộ bài lên và chia đều cho mỗi người 10 lá (các lá bài có đánh số 1 tới 104, với trên đó còn được thông tin thêm về điểm số đầu bò 1 tới 7).
Lấy thêm 4 lá nữa ngửa lên để khởi đầu 4 hàng ở trung tâm khu vực chơi – các lá còn lại (nếu có) sẽ không được dùng trong vòng chơi đó.
Trong lượt, mỗi người chọn 1 lá bài và lật chúng lên vào cùng 1 lúc. Bắt đầu với lá đánh số nhỏ nhất xuất hiện, chúng ta thêm các lá bài này vào những dãy phù hợp nhất – là dãy có số nhỏ hơn gần nhất với lá bài bạn đánh ra (thế nên nếu các hàng kết thúc với 33, 68, 79, 92 và bạn đánh ra lá 82 thì nó sẽ vào hàng có số 79).
Cái mánh ở đây đó là tránh sử dụng 1 lá thấp hơn tất cả mọi dãy để có thể thêm nó vào (ở ví dụ trên của chúng ta đó là các lá từ 1 tới 13) hoặc lá bài thứ 6 trong 1 hàng bài bất kỳ. Trong cả 2 trường hợp, bạn sẽ phải cầm 1 dãy bài lên, chúng sẽ được thêm vào chồng điểm của bạn. Người có điểm thấp nhất thắng cuộc – vậy nên tốt nhất là bạn đừng có lấy bài về, hoặc tệ lắm thì chỉ nên lấy về những lá chỉ có 1 đầu bò.
Thế là xong. Một vòng chơi kéo dài cho tới khi cả 10 lá bài trên tay bạn đã hết, sau đó chúng ta tính điểm và khởi động lại. Mình sẽ ngạc nhiên đấy nếu có ai cần phải chơi hơn 3 vòng để hiểu ra trò chơi.
Ghi chú: Có 1 vài biến thể có thể áp dụng, nhưng mình sẽ chỉ đề cập đến phiên bản kỷ niệm 20 năm ở đây. Phiên bản mới có thêm 10 lá bài, đánh số từ 0.0 đến 0.9. Những lá này có thể đặt sau bất cứ con số ở bất kỳ hàng nào bạn chọn (nếu 0.9 đi sau 17 thì nó sẽ biến thành 17.9), miễn là trong hàng đó không có các lá 0. khác (thế nên bạn vẫn có thể bị phản chủ đấy).
Bốn bộ mặt trò chơi
Các bộ mặt này tượng trưng cho bản thân mình, cộng với 3 hình tượng giả định mà mình vạch ra từ việc quan sát các đặc trưng lẫn cách chơi của những người bạn.
- Nhà bình phẩm: Không phải tự nhiên mà mình yêu thích cái trò lấp chỗ nhẹ ký với 20 năm tuổi này đâu. Có rất nhiều yếu tố ngẫu nhiên trong này, nhưng không hề thiếu vắng 1 vài tính chiến thuật; và các điều đó diễn ra nhanh chóng, khi mà chỉ cần tới ván thứ 2 là đã khiến mọi người đuổi kịp tốc độ của nó. Và nếu như nó ngẫu nhiên đến thế, tại sao mình luôn dứt hàng ở các lần đặt bài đầu tiên?
- Người suy tư: Mặc dù mình sẽ chơi 6 Nimmt trong khi trò chuyện hoặc chờ đợi chơi 1 trò “chỉnh chu” hơn, thật sự chiến thuật gần như không hiện hữu trong trò chơi. Không may là số người chơi không thay đổi được việc đó; tất cả mọi chi tiết của game đều là 1 sự ngẫu nhiên khổng lồ từ số bé tới lớn, đến mức nó trở nên mệt mỏi. Trò chơi có 1 tỷ lệ may rủi so với kỹ năng thật là thất bại.
- Kẻ phá bĩnh: Tất nhiên trò này chả có 1 chủ đề gì và lại hên xui 1 cách điên khùng, nhưng khi chơi 4 tới 6 người, nó có những khoảnh khắc “móc lốp” nhau thật tài tình. Điểm trừ duy nhất đó là bạn sẽ không biết được rằng mình sẽ phá ai – hoặc nếu, cho dù bạn chỉ biết được rằng mình sẽ an toàn vì có lá bài hoàn hảo (lá nối tiếp liền kề 1 dãy tạo thành dãy 5 lá). Đó là 1 cảm giác ngọt ngào.
- Đứa vô tư: 6 Nimmt thực hiện đúng thứ mà mình trông chờ ở 1 game thẻ bài. Nó gây cười, dễ chỉ dạy và phục vụ cho khá nhiều đối tượng – dù xét tới độ tuổi, kinh nghiệm hay số lượng. Và trong khi chơi các bạn có thể cà kê với nhau, chậc, bạn thậm chí còn có thể ngồi ngoài lề cuộc chơi và vẫn không cần bận tâm tới – đúng cốt lõi của 1 trò “lấp chỗ” nên đáp ứng được.
Các nhận xét then chốt
Điểm phàn nàn phổ biến nhất cho 6 Nimmt! đó là sự ngẫu nhiên và hỗn loạn không kiểm soát của nó. Một số người còn thực sự diễn giải điều đó đến mức họ ngẫu nhiên chọn bài lên và vẫn đôi lúc “chó ngáp phải ruồi”.
Tuy nhiên có 1 sơ hở trong lập luận đó; nếu bạn chọn bài hên xui và chỉ thỉnh thoảng mới thắng thì mình cho rằng những người chơi đàng hoàng sẽ thắng thường xuyên hơn, có phải việc này hoàn toàn đá đổ toàn bộ lập luận không nào?
Mình không cho rằng trò chơi này cao siêu như khoa học tên lửa, thậm chí không thể coi nó là 1 tựa game chiến thuật nhẹ được, nhưng có những quyết định chiến thuật hiện diện giúp trò chơi bỏ qua các lời xúc xiểm như trên.
Sự thật trò chơi bị tình trạng “hoặc ghét hoặc thích” trong nhiều nhóm chơi là không thể bị chối cãi, nhưng nhìn chung đều yêu thích nó – đặc biệt khi bạn đáp ứng được 1 sự đa dạng về người chơi như thế này. Tất nhiên rồi, các tay chơi thường ngả về những người có chung sở thích; nhưng đó là dựa vào các trò “bự con” góp mặt trong tối chứ không phải ở các trò giết giờ. Không có nhiều các tựa game lấp chỗ khác với xếp hạng cao hơn trò này ở hạng mục giết giờ nhẹ nhàng đâu.
Cuối cùng, chúng ta có sự thiếu vắng của chủ đề game, xin lỗi chứ chả phải 6 Nimmt! là 1 trò thẻ bài trừu tính còn gì? Việc bạn chỉ vào 1 bộ bài nào đấy và buộc tội nó vô vị khá là vô nghĩa. Nếu bạn cần 1 đề tài, cứ thử qua phiên bản Walking Dead (thêm lá bài nhân vật, kèm theo việc chuyền nhau mấy cái lá xác sống hạng 2 nhảm nhí – tận hưởng đi nhé).
Kết Luận
Mình không phải là fan lớn của 6 Nimmt! Mình thích tận hưởng cảm giác hỗn loạn, yêu sự căng thẳng nó tạo ra xung quanh bàn chơi và hứng chí nhìn mọi người vật lộn với lựa chọn của họ.
Hẳn nhiên trò chơi có thể bị dìm chết bởi các đối tượng chơi không phù hợp và nó cũng không phải dành cho mọi nhà – nhưng suy cho cùng thì có gì là như vậy? Với mức giá dưới 10 bảng Anh của mình đi kèm với 1 hộp đựng nhỏ gọn, mình cho rằng trò chơi đáng thử qua.
Mình xếp hạng nó cùng thể loại, và cũng ngang ngửa, với For Sale và Love Letter. Nó đỡ rối rắm hơn trò đầu tiên và có vẻ hơi nhiều chất hơn trò thứ 2, nhưng bản thân lại thiếu đi 1 tí cá tính khi đem ra so sánh với cả 2 – nhưng với mình, chúng bằng nhau.
Mình có nhắc đến phiên bản kỷ niệm của trò chơi trong bài và mình chắc chắn sẽ xem xét mua nó. Mặc dù mình chưa chơi thử qua các luật khác nhau, mình nghe qua có vẻ thích mấy sự thay đổi đó và cho dù chúng không thực sự hay thì bạn chỉ đơn giản là bỏ 10 lá bài thêm đó ra. Nếu mình cần mua 1 phiên bản mới của trò chơi ngay hôm nay thì mình sẽ mua cái mới nhất, tuy có lưu ý là nó mắc hơn đôi chút; phiên bản gốc hiện được bán trên Amazon và nhiều nơi khác.
Bạn cảm thấy hứng thú chứ? Hãy ấn vào đây và đặt mua game ngay nào!
Muốn tìm hiểu chi tiết về luật chơi thì hãy ấn vào đây ngay nào!
[ Thế Giới Board Game ]