Saint Petersburg là 1 trò chọn-bài, xây-dựng-hoạt-cảnh/cơ chế dành cho từ 2 tới 4 người chơi. Người chơi sẽ thi thố với nhau để đạt điểm số cao nhất bằng cách thu thập nhân công, công trình, quý tộc và nâng cấp.
Ở đầu ván chơi, mỗi người sẽ nhận về 25 đồng ruble (đơn vị tiền của Nga) và 1 số các con dấu bắt đầu của người chơi (tùy vào số lượng tham gia) – thứ được sử dụng cho các 4 giai đoạn trong 1 vòng: giai đoạn nhân công, công trình, quý tộc và giai đoạn buôn bán (bọn mình vẫn luôn miệng gọi là “nâng cấp” vì nó nghe hợp lý hơn). Mỗi giai đoạn sẽ có bộ bài tương ứng. Hai lá bài từ bộ bài nhân công màu xanh lá được phát cho mỗi người và đặt ở hàng đầu tiên trên bàn chơi, ván chơi sau đó bắt đầu.
Trong lượt, người chơi được làm 1 trong 3 thứ:
- Đánh ra 1 lá bài trước mặt anh ấy, hoặc từ khu trưng bày hoặc từ chính tay mình, đồng thời trả giá tiền ruble của nó
- Lấy 1 lá bài từ khu trưng bày lên tay (tối đa trên tay là 3 lá)
- Qua lượt
Sử dụng bài thường tốn bằng với giá được nêu, nhưng luôn có một vài tình huống giảm giá. Đầu tiên, 1 người được giảm 1 đồng cho mỗi lá bài cùng tên trong khu vực của họ. (Ví dụ nếu Bill đã có 3 lá chăn cừu [giá 5] thì lá chăn cừu tiếp theo Bill mua chỉ tốn 2 đồng.) Bất cứ lá nào nằm ở hàng dưới đáy khu trưng bày cũng được giảm giá 1 đồng. Có 1 vài lá bài đặc biệt giảm giá cho những màu bài nhất định. Và tất cả mọi lá thuộc giai đoạn nâng cấp sẽ thay thế cho các lá khác trong khu người chơi, đồng thời tiêu tốn lượng tiền chênh lệch giữa giá trị của 2 lá. Luôn phải tốn ít nhất 1 đồng để dùng bài (không có gì là chùa trong Saint Petersburg đâu nhé!).
Trò chơi sắp xếp dành cho 2 người tham gia. Những mảnh vàng là con dấu người chơi đi đầu. Không giống như phần lớn các trò khác, bỏ lượt không đá người chơi ra khỏi giai đoạn đó hoàn toàn (trừ khi mọi người khác đều bỏ lượt); các bạn có thể tạm bỏ qua và quay lại khi muốn. Ngoài ra, lấy bài lên tay có thể cho phép bạn đánh ra lá bài sau đó nhưng từng lá giữ lại trên tay vào cuối game sẽ trừ 5 điểm của bạn.
Một khi mọi người chơi đều đã luân phiên nhau bỏ qua 1 giai đoạn, chúng ta sẽ tính điểm giai đoạn đó, nghĩa là các bạn sẽ nhận tiền, điểm hoặc cả 2 dựa theo những lá bài trong khu vực của bản thân. (Với ngoại lệ đó là giai đoạn nâng cấp không bao giờ được tính điểm.) Ván chơi tiếp diễn sang giai đoạn kế. Bài trong chồng bài của giai đoạn kế sẽ lấp đầy khu vực trưng bày tới mức 8 lá, và người nào sở hữu con dấu bắt đầu cho giai đoạn đó sẽ đi trước.
Sau giai đoạn nâng cấp, vòng chơi kết thúc. Bất cứ lá bài nào ở hàng cuối đều bị bỏ đi. Mọi lá bài chưa được mua ở hàng trên cùng sẽ di chuyển xuống hàng cuối. Người chơi chuyển con dấu khởi đầu của mình sang người bên trái, sau đó bạn lấp đầy chỗ trống trong khu vực trưng bày từ bộ bài nhân công xanh lá – ván chơi tiếp tục.
Trò chơi kết thúc khi vào cuối 1 vòng bất kỳ có ít nhất 1 bộ bài hết bài. Người chơi được 1 điểm cho mỗi 10 đồng tiền của họ có lúc đó. Họ cũng ghi điểm dựa trên số quý tộc khác nhau mà họ đã thu thập. Người nào nhiều điểm nhất chiến thắng.
Saint Petersburg, khá giống với trò chơi khác của Michael Tummelhofer là Stone Age, đưa ra 1 sự cân bằng hài hòa giữa luật chơi cơ bản và các quyết định đưa ra thú vị. Và cũng giống như Stone Age, mình cũng có nhiều ý kiến trái chiều về Saint Petersburg (trò chơi, không phải thành phố à nha). Đầu tiên, về những gì mà Saint Petersburg đang có. Mình thích sự thiếu thốn nói chung được lồng ghép vào game. Bắt đầu ván chơi với 25 đồng khiến người chơi có cảm giác bị bắt thóp, đặc biệt khi đã trải qua 1 vài vòng đầu. Luôn có những lựa chọn khó khăn khi mua 1 lá bài đồng nghĩa bạn buông xuôi với 1 lá khác. Vậy nhưng nếu không có lá bài nào được mua hay lấy lên tay trong giai đoạn đó thì lại không có bài mới ra. Chính sự thiếu hụt về vật chất này khiến người chơi đam mê trò chơi. Mình yêu thích sự xoay sở với các lựa chọn này.
Mình cũng khoái việc các hình biểu tượng trong Saint Petersburg đều (hầu hết) đơn giản mà dễ thông. Chỉ có 2 ký hiệu chính: hình cái khiên dành cho điểm chiến thắng và đồng xu chỉ tiền ruble. À phải là có các ký hiệu khác nữa nhưng chúng cũng dễ lý giải thôi, và đa số người chơi đều nhìn thoáng qua là hiểu bài đó mà. Sự giản đơn này giúp trò chơi vô cùng dễ dạy.
Mình thích thú với các quyền lựa chọn cho phép người chơi nhảy vào cuộc rồi nhảy ra qua lượt. Để giữ bài trên tay và chơi sau này hay đánh ra ngay bây giờ. Mua các lá bài màu khác trái giai đoạn (dù chúng chỉ ghi điểm trong giai đoạn phù hợp). Mua dàn trải hay mua chuyên sâu. Saint Petersburg là 1 trò đơn giản với 1 cây phả lựa chọn trau chuốt mà nó không hề làm mất đi độ vui cần có. Thay vào đó, nó chú tâm người chơi vào những lựa chọn có mặt và khiến họ phải tập trung tới nó ở mức độ cao hơn.
Vậy nếu mình nói như thế về trò chơi này, tại sao lại đưa ra ý kiến phân vân?
Đầu tiên, trò chơi thật sự thiếu cái hồn. Thiệt đó. Mình thường không có đánh nặng đến các chủ thề cắt-dán như vậy, nhưng Saint Petersburg có lẽ là kẻ vi phạm nghiêm trọng nhất của tội này. Có rất ít thứ có thể tạm được coi là “kiểu Nga” về nó. Trò chơi chả có khoáy động cảm hứng về không gian gì cả, và hình vẽ (dù nhìn nhận mà nói thì mình giờ có thích nó hơn lần đầu thấy) thì cũng không phải là đặc biệt. Không có quá nhiều điều để liên kết các tên gọi của lá bài trong Saint Petersburg với đời thực: chúng chỉ là phụ kiện hỗ trợ cách chơi mà thôi.
Tương tự, bởi vì thiếu vắng chủ đề và do trò chơi quá dựa dẫm vào sự hạn hẹn trong tài nguyên mà khiến nó trở nên đầy toan tính. Mình không quá để ý đến việc này nếu nó diễn ra nhanh, nhưng nói thực qua mọi ván chơi từ 3 người trở lên, mình không thấy ván nào được như vậy.
Nói cho cùng, mình thích Saint Petersburg khi ngồi chơi nó, và mình có thích nó hơi hơi đấy. Chắc là mình sẽ không từ chối chơi nó đâu. Nhưng vào những giờ phút hậu kỳ, khi mà mình suy ngẫm về việc tiêu xài thời gian như thế nào, mình băn khoăn liệu nó có đáng không. Trò chơi về cơ chế thì trơn tru – mình không hề chất vấn mặt đó. Nó cũng đem lại sự thoải mái vào những thời khắc nhất định: căng thẳng, mình cũng thích các trò suy tính nữa, miễn là nó không có bị khựng lại ở đó. Nhưng Saint Petersburg là 1 trò khó mà lôi kéo được các game thủ kiểu Mỹ (nhiều đứa bạn mình như thế), dù chơi có vui đấy nhưng bạn có thể sẽ cảm thấy nhạt nhẽovà trống rỗng sau khi hoàn tất.
[ Thế Giới Board Game ]