• Mua hàng: 0949 577 303
  • Luật Board Game
  • 0 sản phẩm
BRASS - CUỘC ĐUA CÔNG NGHIỆP THẾ KỶ XIX

Kể từ khi mình chạm tay vào thú vui này, và kể cả trước đó, mình vốn đã yêu thích các trò chơi phức tạp. Trong những năm còn ở tuổi giáo dục bắt buộc, mình đã nhớ nằm lòng các bàn chơi và sách luật dành cho AD&D/Advanced Dungeons & Dragons phiên bản 2 (bản tuyệt nhất).

Độ phức tạp là hoàn hảo nhất khi trò chơi đưa đến những lựa chọn cho bạn. Càng nhiều lựa chọn càng nhiều kết quả và những chi tiết có thể tương tác trong quá trình đó. Thế nên độ phức tạp càng tăng mạnh.

Đó là trường hợp không thể chối cãi của Brass. Brass có 1 vài điều luật khá là cảm tính và 1 số trường hợp “đặc biệt” xuất hiện đột ngột trong game như chỉ để phá người chơi. Tuy vậy, 1 khi bạn đã thử qua trò chơi vài lần và cảm thấy thoải mái với những thứ diễn ra thì Brass là 1 trò đáng chơi, đậm tính chiến thuật và hại não kết hợp cân đối giữa chiến thuật đường dài cùng với chạy đua chiếm thị thị trường.

Hãy cùng xem bài nhận xét hoàn chỉnh của mình sau khi nói sơ qua.

Thông tin cơ bản: Người chơi đóng vai các nhà đầu tư công nghiệp ở nước Anh thế kỷ 19 đang tìm cách xử lý và bán vải bông của mình tới nhiều cảng khác nhau. Trò chơi diễn ra trong khoảng 2 phần tương đối ngang nhau (xét thời gian) – giai đoạn kênh đào và giai đoạn đường ray. Vào cuối game, điểm số được cộng lại và công bố người thắng cuộc.

Một điểm thú vị với Brass đó là các điểm số không trực tiếp dính tới thu nhập của bạn. Thay vào là hoạt động kinh tế đơn thuần, điểm chiến thắng có liên quan tới nền công nghiệp mà bạn muốn tạo nên. Trong thực tế, các tòa nhà cho nhiều tiền luôn có xu hướng đem lại ít điểm hơn và ngược lại.

Có một vài các loại nhà khác nhau (xí nghiệp, cảng, mỏ than, lò sắt, vân vân…) được phép xây dựng trên bàn chơi. Mục tiêu đó là đạt được hạn mức của các căn nhà đó. Khi đạt tới hạn mức, mảnh ghép sẽ lật ngược lại và chỉ khi đó nó mới đem lại tiền hay điểm cho người chơi. Thế nên, bạn cần phải chiếm được các cơ hội xây nhà mọi lúc có thể tuy rằng công việc chưa dừng ở đó. Bạn vẫn phải thực hiện các hành động cần thiết để lật mảnh ghép để kiếm điểm và lợi nhuận.

Mỗi loại nhà lật theo cách khác nhau. Than và Sắt lật khi trữ lượng của chúng cạn kiệt. Xí nghiệp vải bông lật khi chúng bán được sản phẩm. Và có 1 số nơi cần than hay sắt để xây dựng ngoài số tiền đô (hay bảng Anh) bỏ ra. Trong tình huống đầu tiên trong chi tiết luật, than và sắt có cách khai thác khác nhau. Than cần được chở dọc các kênh đào liên thông với nhau và có khả năng được mua lại bởi nước ngoài – nhưng chỉ khi kênh của bạn kết nối với cảng. Sắt thì ngược lại, hoàn toàn màu nhiệm nên chẳng cần vận chuyển gì cả. Nó tự dịch chuyển mà không hề phải kết nối lấy đường ray. Như bạn thấy đấy, trò chơi có những cơ chế bất ổn mức độ cao dành cho những đối tượng tưởng như là rất giống nhau.

Cảm thụ game:

Những ván chơi đầu tiên có thể khá là rối rắm. Dù bạn có ai đó đã biết đến trò chơi đi nữa, quên đi những điều cơ bản là chuyện cơm bữa. Thêm vào với sự khác nhau giữa than và sắt, có 2 loại bài – Công nghiệp và Địa điểm. Công nghiệp cho phép người chơi xây các loại nhà nhất định (xí nghiệp, mỏ than, sao cũng được) nhưng chỉ tại các nơi bạn đã có liên kết. Địa điểm cho phép bạn xây tại bất cứ nơi đâu bất kỳ loại nhà nào cho phép, bất kể tình trạng đường xá. Khá dễ dàng để bị lẫn lộn giữa 2 thứ này trong các ván game đầu.

Người chơi mới sẽ có những lúc đánh ra 1 lá bài và đi kèm với 1 kế hoạch vĩ đại chỉ để bị người có kinh nghiệm nói 1 câu “Ê không được làm như vậy”. Vì lý do đó, trò chơi 1 trong những chiêu trò không được thành công lắm trong chiến dịch “Biến vợ thành game thủ”.

Trò chơi nhìn chỉ thấy phức tạp. Tuy nhiên, một khi bạn đã nắm được tất cả các luật và ngoại lệ cũng như khác biệt, trò chơi rất là thú vị. Và, bản thân nó có 1 độ nhất quán ngầm đấy. Người chơi được giới thiệu cho 1 loạt các chiến thuật, sự cạnh tranh khốc liệt khi xây nhà và địa điểm kênh đào. Vị trí đặt các mỏ than của bạn là yếu tố then chốt, trong khi những người khác sẽ tận dụng thị trường nước ngoài từ đầu ván lúc chúng còn đang màu mỡ. Sẽ có nhiều chi tiết diễn ra trong 1 ván của Brass.

Cấu kiện: 3 trên 5. Các bộ phận có chất lượng tốt nhưng không có gì để viết bài báo cáo cả. Tiền tệ đơn giản là các miếng nhựa bền bỉ cho nhiều lần chơi. Các cấu kiện dành cho người chơi làm bằng giấy bìa cứng đi kèm với ảnh minh họa tạm chấp nhận được nếu không muốn nói là buồn chán.

Cân bằng Chiến thuật/May mắn: 4.5 trên 5. Có gì may rủi trong game không? Chắc rồi. Người chơi rút bài từ 1 chồng bài trung tâm có thể sẽ quyết định nơi xuất hiện của nhà cửa. Tuy vậy, đặt nhà không phải là hành động duy nhất và bất cứ lá bài nào cũng có thể dùng để hoàn thành các hành động khác (lại 1 ngoại lệ). Chi tiết này đồng nghĩa với việc người chơi luôn luôn có khả năng thực hiện 1 phần trong chiến thuật của họ. Lúc này, các lá bài có tác dụng như 1 công cụ kiềm hãm người chơi và đem lại thử thách cho họ. Nếu như các bạn tha thiết quá thì có thể phí 1 hành động cùng 2 lá bài để xây bất cứ đâu mình muốn.

Cơ chế: 2 trên 5. Mặc dầu cách chơi của game không thiếu sót luật hay nói cách khác là bị thiếu hụt, nó rất là phức tạp. Một ví dụ điển hình là “đường nối ảo” giữa Birkenhead và Liverpool có hẳn 1 bộ phụ lục dành cho nó. Tại sao lại như vậy? Để nhây với người chơi ấy mà. Nghe lời mình là hãy bỏ quên hoàn toàn khúc nối đó với tác động nhỏ đến game để chơi đơn giản hơn rất nhiều. Chơi trò này sai vài ván đầu trước khi ngộ ra là bình thường.

Thực tế mà nói, Brass gần đây đã được đóng gói lại với tên gọi Age of Industry [Thời đại Công nghiệp]. Trò mà được quảng cáo như 1 phiên bản vui của Brass với bộ luật đã được tinh giảm. Khi mà thậm chí đến nhà thiết kế còn phải tạo ra hẳn 1 bộ hướng dẫn mới để dễ chơi hơn thì bạn biết là trò chơi phức tạp quá lố. Tuy vậy, Age of Industry đã bị sửa khá nặng – kết thúc trò chơi trong 1 giai đoạn thay vì chia nó ra làm kênh đào và đường ray. Brass có thể phức tạp hơn nhưng cũng vì thế mà nó đem lại trải nghiệm hay hơn.

Giá trị chơi lại: 3 trên 5. Một khi đã nắm bắt được mọi thứ, trò chơi tạo nên nhiều phong cách trải nghiệm lần này qua lần khác. Các lá bài trên tay ép bạn phải đưa ra những lựa chọn khó khăn. Chưa kể các chiến thuật khác nhau góp mặt trong game. Xây nhà sớm để gầy dựng đế chế có thể coi là hiệu quả. Nhưng việc nghiên cứu bằng các căn nhà này để có được hàng tốt sớm hơn cũng đem lại chất lượng không kém. Thế nhưng, mỗi ván đều có mặt của 5 loại nhà cùng với bàn chơi không đổi nên dù chiến thuật có biến đổi thì cơ bản trò chơi vẫn có cảm giác giống nhau.

Thù hằn: 1 trên 5. Mức độ hằn học khi chơi game rất thấp trong Brass. Không có những lá theo kiểu “ăn hành” để cướp từ người khác. Đụng chạm chỉ xảy ra ở các vị trí đắc địa bị giành giật bởi người khác, hoặc việc bán nó cho thị trường ngoài nước thay vì người chơi. Đó chỉ là cạnh tranh cắt cổ nhau thôi chứ chả phải thù ghét gì đâu.

Điểm trung bình: 3 trên 5. Brass là 1 trong những trò không được lấy ra chơi nhiều như nó xứng đáng bởi vì sự phiền hà của luật và các điều ngoại lệ đi kèm. Nói thật là nhóm của mình thường có những kỷ niệm đẹp về các ván chơi hay khi các điều phức tạp bắt đầu tan biến. Sớm hay muộn thì mọi người sẽ sẵn sàng cho trò chơi mà thôi. Bọn mình chơi, giải trí vui vẻ, nhưng sau đó vấn đề rối rắm xuất hiện trở lại nên bọn mình quyết định trả lại game lên kệ 1 thời gian ngắn. Dẫu sao, nó vẫn đem lại 1 trải nghiệm có giá trị khiến cả nhóm cứ lâu lâu lại tìm lại trò chơi.

Brass là 1 game thỏa thuê và tuyệt vời nhưng 1 phần bị lu mờ bởi các bất cập và luật rối rắm.

source: http://gfbrobot.com/2011/07/29/board-game-review-brass%E2%80%94complicated-but-satisfying/

[ Thế Giới Board Game ]


Để lại bình luận