• Mua hàng: 0949 577 303
  • Luật Board Game
  • 0 sản phẩm
101 CÁCH PHỦI BỤI KỆ BOARD GAME CỦA BẠN

101 CÁCH PHỦI BỤI KỆ BOARD GAME CỦA BẠN

 

Một trong những điều mà những người đam mê board game phải vật lộn đó là cách thức quản lý bộ sưu tập của họ. Nếu bạn sống theo phương châm rằng trò chơi đẻ ra thì phải để chơi thì ắt hẳn trông những hộp game xếp hàng bám bụi trên kệ rất là sầu não. Một vài người có thể chỉ thu thập các tựa game chỉ vì mục đích sưu tầm, nhưng nếu bạn giống như mình đi, sở hữu 1 trò chơi trên giá game đồng nghĩa với việc bạn phải chơi nó vào lúc nào đó. Bài viết này có mục đích là giúp các game thủ phân tích thói quen chơi game của mình để các trò chơi có phiên chơi luân chuyển đều đặn đủ không để chúng bám bụi.

Phần lớn các game không được lấy ra chơi khi chủ nhân của chúng đã có quá nhiều tựa game trong bộ sưu tập. Bọn họ có thể đã mua trò mới về quá nhanh so với tốc độ chơi hoặc đó có thể là 1 người mau chán. Bằng cách phân tích và đúc kết ra thể loại trò chơi nào dành cho bộ sưu tập, dựa trên tầng suất chơi và thể loại trò chơi, các bạn có thể nắm được 1 khái niệm tốt hơn về những trò nên mua về.

Phân loại Trò chơi theo Hạng mục sưu tập

Trong 1 nhóm chơi game, rất hay có những người sẽ mang tới những trò hoặc xuất hiện chỉ để chơi những tựa game tiêu biểu trong buổi tối hôm đó. Điều này thường có nghĩa rằng, dựa trên thời lượng cho phép của ván chơi thì chỉ có 1 số thể loại mới phù hợp để thưởng thức. Có những game sẽ là tâm điểm cho cả buổi chơi. Giống như trong ẩm thực, mình thích gọi các trò đó là “món chính”. Những thứ khác ngắn hơn thì được gọi là “lót dạ” hay được chơi giữa các trò chính, hoặc có mặt để giết giờ chờ 1 nhóm khác kết thúc game của họ.

Các trò chơi thường rơi vào 1 trong số ít các thể loại tùy vào cái nhìn của chủ nhân, cách nó tiếp cận người chơi và độ phổ biến nói chung.

Game Cốt lõi: Đây là những tựa game mà bạn yêu mến bất kể loại hình gì. Bạn thuộc nằm lòng luật của nó và luôn sẵn sàng giảng giải cho người khác. Bỏ ngoài tai số điểm đánh giá từ BoardGameGeek (BGG), đây là những trò bạn thân của bạn.

Game Chính: Đây là món chủ đạo tốt cho phần đông các tay chơi. Đa số có những cơ chế hay ho nào đó, nhưng trải nghiệm chơi của nó không hẳn bạn sẽ muốn lập đi lập lại làm gì. Bạn có thể dạy luật của những trò này sau khi đọc sơ qua nếu cần. Thường những trò này có điểm cao nhất trên BGG.

Game Thứ yếu: Đây là những trò chơi nổi trội với các cơ chế đặc trưng và lạ thường hay 1 cách tính điểm kỳ lạ. Chúng có thể cũng yêu cầu 1 lượng người chơi hoặc loại người chơi nhất định để thử qua. Có lẽ bạn sẽ cần kiểm tra lại luật trước khi chơi. Đa phần chúng không có điểm số cao là mấy trên BGG.

Game “Nhập môn”: Nếu 1 trò rơi vào thể loại này, đó là 1 trò mà do luật dễ nên bạn chỉ mang ra khi có người chơi mới. Bạn khá là thân quen với bản thân trò chơi nên sẽ chỉ cần ngó qua đôi chỗ khi giảng luật, đảm bảo mọi thứ đều chính xác. Cố gắng chỉ nên giữ lại những tựa game nhập môn với các cơ chế thông dụng hoặc đem lại sự hào hứng mà bạn cho rằng cần được tìm thấy khi chơi.

Các thể loại Game thủ và Phân tích Bộ sưu tập

Chúng ta chắc chắn không thể nào ngồi chơi suốt được. Một số đứa sẽ dư dả thời gian hơn những đứa khác. Nếu bạn cảm thấy cần thiết khi canh đo kích thước bộ sưu tập, thì cũng rất cần phải xác định thời lượng mà bạn định dành cho game, cũng như nhóm mà bạn thường xuyên chơi cùng. Bằng cách liên hệ tới những thể loại định sẵn bên dưới, bạn sẽ biết làm sao để phân định thời gian chơi game tốt hơn.

Giới hạn trên hợp lý cho 1 bộ sưu tập dựa vào bạn chơi nhiều hay không và bao lâu thì bạn chán các trò chơi. Những bộ sưu tập với hơn 400 trò không phải là phổ biến và đa số các game thủ trung tới lầy lội nhất chỉ có tầm 100 trò chơi trở lên. Đây là để đáp ứng cho nhiều tình huống có thể xảy ra.

Các thể loại phụ của game (như hội-nhóm, chiến thuật, phiêu lưu, từ ngữ) chủ yếu đều dựa vào sở thích cá nhân và sẽ không được đề cập đến trong bài. Súc tích mà nói thì để tối ưu hóa các trò chơi thì bản thân chúng phải phù hợp với người chơi.

Game thủ Gia đình

Những người mê game với con nhỏ có xu hướng rớt vào loại này. Việc chú tâm đến game và kiên nhẫn là 1 vấn đề nên chuyện chơi game cũng ít diễn ra hơn. Ngoài ra, con nít khi mới tập tành chơi sẽ góp mặt thường xuyên thế nên hãy thủ sẵn các trò nhập môn nha. Không cần có các trò lấp chỗ vì thời gian chơi game khá ngắn.

Tần suất chơi: Một lần/tuần, từ 1 tới 2 giờ

Số lượng và Độ tuổi: Từ 3 tới 4 người, 8 tuổi trở lên

Kích cỡ Bộ sưu tập: 10 tới 30 trò

  • 50% cốt lõi, 30% chính, 20% nhập môn
  • 100% không có “lót dạ”

Game thủ hạng xoàng

Những người thích chơi board game nhưng không chú trọng nó trong cuộc sống là các game thủ “xoàng”. Bọn họ chơi với bạn bè hoặc đồng nghiệp, thế nên cần 1 lượng lớn các trò chơi chính và nhập môn. Các trò chơi cốt lõi của họ cũng gần như toàn là game chính, không có các trò nào trong số đó sẽ có nội dung nặng nề. Điều phân biện lớn nhất giữa game thủ gia đình và hạng xoàng đó là độ tuổi của phần lớn các trò.

Tần suất chơi: Một lần/tuần, từ 2 tới 3 giờ

Số lượng và Độ tuổi: Từ 2 đến 8, tuổi từ 12 trở lên

Kích thước Bộ sưu tập: 20 tới 50 game, 1 số ít không được sờ tới

  • 50% cốt lõi, 30% chính, 20% nhập môn
  • 80% không “lót dạ”, còn lại là dùng để giết giờ

Game thủ Bậc trung

Khi mà thú vui chơi board game bắt đầu được lên lịch, bạn đã bước vào địa bàn của các tay chơi bậc trung. Đây là thành phần có 1 độ đa dạng cao trong bộ sưu tập để đáp ứng cho đủ mọi tình huống.

Tần suất chơi: Hai lần/tuần, từ 2 tới 3 giờ mỗi lần

Số lượng và Độ tuổi: Từ 3 tới 6 người chơi, tuổi từ 16 trở lên

Kích thước Bộ sưu tập: Từ 50 tới 100 trò, có 1 số không được lấy chơi

  • 30% cốt lõi, 40% chính, 20% thứ yếu, 10% nhập môn
  • 70% game chính, 30% “lót dạ”

Game thủ “Cứng”

Nếu bạn quyết định dành thời gian tối ưu cho việc chơi board game thì bạn chính là 1 tay chơi “cứng cựa”. Thời gian dành ra phần nhiều cho các trò cốt lõi ưa thích của bạn, thỉnh thoảng có lấy ra các trò chơi chính hoặc nhập môn nếu vô tình thành viên gia đình tạt ngang.

Tần suất chơi: Từ 3 lần trở lên trong tuần, 2, 3 hoặc hơn 4 tiếng cho mỗi lần chơi

Số lượng và Độ tuổi: 3 tới 5 người, tuổi từ 18 trở lên

Kích thước Bộ sưu tập: Hơn 80 trò, rất nhiều bộ chưa chơi

  • 60% cốt lõi, 30% game chính, 10% nhập môn
  • 90% chính quy, 10% lấp chỗ

Kết luận

Có lẽ bạn đang suy tính về chuyện cơi nới bộ sưu tập của mình. Có lẽ bạn còn đang chuẩn bị nhấn nút “Đặt hàng” trên Amazon với hơn 10 trò trong giỏ hàng. Sự thật là, trừ khi bạn có thời gian bất tận, bạn cần phải quản lý bộ sưu tập của mình. Cách thức để làm được việc đó là 1 cả 1 vấn đề nhưng tham khảo các hồ sơ trên là 1 bước khởi đầu tốt đấy.

source: https://www.boardgamequest.com/how-to-keep-the-dust-off-your-game-collection/


Để lại bình luận