• Mua hàng: 0949 577 303
  • Luật Board Game
  • 0 sản phẩm
CODENAME - CÚ HÍT LỚN CỦA DÒNG GAME PARTY

 

Hôm nay, chúng mình phá nốt luôn quy tắc đó!

Codenames/Mật danh là cú hit lớn ở Gen Con năm 2015. Nó vẫn đang trễm trệ ở trên thanh “Hot bỏng tay” của trang Boardgamegeek; chưa kể nó còn bị cháy hàng dù có 1 cái tên và một cái hộp game hơi bị “lởm” – thế mà người ta vẫn bàn tán về nó. Dưới sự kỳ vọng áp lực như vậy, và biết rằng các bài viết về nó sẽ đầy ra, hôm nay chúng mình quyết định đem lại cho các bạn 1 bài đánh giá sớm.

 

Xin bắt đầu bằng 2 chữ: Vlaada Chvatil.

Rồi 5 chữ nữa: Anh ta lại thành công rồi.

Chuẩn! Chính là nhà thiết kế tài tình và hài hước người Czech đằng sau những cái trò chơi tuyệt vời như Through the Ages, Bunny Bunny Moose Moose, Galaxy Trucker, Space Alert, Mage Knight và Tash-Kalar (chỉ liệt kê không thật không đủ sức mô tả chất lượng và chiều rộng của chúng) lại có thêm 1 trò chơi mới ra lò.

Codenames là 1 trò chơi chia phe cho các hội/nhóm (party) từ 4 đến 8 người chơi. Mình đã chơi với 15 người khác nhau và cả thảy 15 người đều muốn chạy đi và mua game ngay. Kể cả mình. Nói cách khác, nhóm Shut Up & Sit Down khuyến khích các bạn chơi Codenames.

Cách chơi như sau. Bạn xếp ra 1 bản đồ có 25 từ, chia nhóm làm 2 đội và mỗi đội cần bầu 1 đội trưởng.

Cả 2 đội trưởng sau đó được phát cho 1 tấm thẻ bài chỉ rõ chữ nào trên toàn dãy tượng trưng cho đặc vụ của đội xanh hay đỏ, vài người dân thường ngu ngơ có màu kem hoặc là 1 sát thủ nguy hiểm chết người. Phe bạn chiến thắng khi tất cả các đặc vụ đã được đánh dấu trên bản đồ như trong hình:

Cách mà chúng ta tương tác còn đơn giản không kém. Mỗi lượt, người đội trưởng sẽ nói ra 1 từ duy nhất (mà không được có trên bàn chơi) kèm theo 1 con số, ví dụ như, “Sa mạc 2”. Điều mà bạn cố truyền đạt ở đây là có 2 mật danh của đội là những chữ trên bàn có liên quan đến sa mạc.

Những thành viên khác trong đội sau đó sẽ chơi 1 trò kiểu như dò mìn tìm chữ, tranh luận về đầu mối theo kiểu mà không ít lần khiến đội trưởng kiểu như muốn đập đầu vào cạnh bàn.

Đội trưởng lúc này sẽ đặt lên trên tấm thẻ đó thông tin tương xứng mà anh ấy biết. Thứ mà người chơi trong đội không muốn đó là 1 người dân thường, vì nếu như thế bạn phải dừng đoán và chuyển lượt cho đội kia (đừng quên là cái manh mối bạn không tim ra vẫn còn đâu đó trên bàn). Điều mà các bạn THỰC SỰ không mong muốn đó là chọn phải 1 đặc vụ của đối phương bởi nó vừa ghi điểm cho họ và còn khiến bạn mất lượt. Nhưng thứ mà không ai không, không, không bao giờ muốn đó là trúng vào con chữ sát thủ đồng nghĩa với việc thua game ngay lập tức.

Có 1 thêm thắt thú vị ở trong hộp đó là cái đồng hồ cát đi kèm, mục đích để tính giờ mỗi khi có ai đó suy nghĩ quá lâu, kể cả bản thân các bạn. Vui chưa!

Đó là toàn bộ về game, giờ đây các bạn có lẽ sẽ cần 1 lời giải thích tại sao Codenames có thể náo động Gen Con. Cho xin! Cứ để đấy mình giải thích.


Ở bức hình trên chúng ta được thấy Lukas Litzinger, trưởng thiết kế của Android: Netrunner, hoàn toàn phát khùng khi làm đội trưởng. Đấy là do vấn đề anh ta đang đối mặt lúc đó vô cùng rõ ràng nhưng không thể nảy sinh bất cứ giải pháp nào.

Bạn không những cần tìm manh mối để thông báo cho bạn của mình biết mà còn phải đối chiếu nó với những chữ khác trên bàn chơi để chắc rằng bạn không dẫn dắt cả đội đi sai hướng. Rồi sau đó bạn kiểm tra lại lần thứ 14 ô chữ Sát thủ nằm ở đâu để đảm bảo như đinh đóng cột rằng đồng đội không vấp phải. Hoặc là bạn chợt nhớ ra vào giây phút thốt ra gợi ý rằng mình đã quên béng cái ô sát thủ đó. Đến lúc đó bạn đành bất lực ngồi nhìn lũ bạn chuột bạch của mình chạy lòng vòng mà trong đầu cầu mong tụi nó đừng có chết.

Mọi việc tuy vậy lại rất xứng đáng với công sức vì không gì sướng như thành công. Đặc biệt ít có trò chơi nào đem lại 1 cảm giác thỏa mãn đã và tức thời như Codenames – khi bạn quăng ra 1 gợi ý quá tuyệt vời mà đồng đội bạn HIỂU ĐƯỢC rồi ngồi nhìn đối thủ rên rỉ trước việc 1, 2 rồi 3 đặc vụ phe xanh xuất hiện trên bàn. Ăn hành nha!

Nhưng điều đó không có nghĩa là đội còn lại bị cho ra rìa. Người đội trưởng bên ấy chỉ cần phải đem lại 1 đầu mối ghì đó cụ thể hơn nữa. “Phi vụ 4”, họ có thể nói như vậy, “Hollywood 5” hay là “Phụ nữ/vô hạn”.

Đúng thế. Các đội trưởng có quyền thêm vào “vô hạn” vào 1 chữ để đồng đội có khả năng đoán chữ thoải mái cho tới khi họ quá run để đi tiếp (hoặc là trúng đặc vụ của đối phương). Đó là 1 khả năng rất mạnh, dĩ nhiên là khi nói ra thì không ai trong đội bạn có thể mường tượng được số lượng đặc vụ mà từ đó có liên quan tới.

Dù bất cứ phe nào thắng đi nữa, Codenames đem lại chung 1 cảm giác cười nói sảng khoái hậu kỳ hệt như ở trò Mysterium. Có 1 khác biệt là trong trò chơi này chúng ta chỉ mất 30 giây để sắp xếp và 15 phút để chơi rồi sau đó là vòng tuần hoàn sắp xếp, đổi đội trưởng và tiếp tục chơi.

Hình như mình đang quên thứ gì đó? A phải rồi – Codenames chơi rất buồn cười. Anh chàng đội trưởng có tất cả quyền lực nhưng lại không thể nói gì, thế nên mỗi khi đội phạm sai lầm đều có 1 sự ức chế không hề nhẹ trong nội bộ - điều khiến đội còn lại không thể nào nhịn được cười. Và các sai phạm thì xảy ra nhiều vô kể trong Codenames, phần lớn bởi vì bạn quên để mắt đến 1 hay 2 từ nào đó và còn lại bởi vì não không thông được với nhau. Đồng đội với nhau có thể cãi vã về ý nghĩa của 1 manh mối, thật là hài, hoặc bọn họ có thể rất tự tin và thống nhất với nhau nhưng lại lạc điệu với người đội trưởng nên vẫn thành ra sai, lại thật hài.

Và như mình đã đề cập, chơi Codenames cũng vui hệt như vậy khi mà bạn “phá đảo” các câu đố, khi mọi người đồng lòng và chẳng bao giờ bước sai bước. Cứ thế mỗi vòng chơi đều có mỗi thứ 1 ít, dù ta không giải ra manh mối vẫn không chạy đi đâu – ví dụ bạn bí ở ám hiệu “Sa mạc 2” thì bạn vẫn nhớ rằng có 2 từ liên quan đến sa mạc – điều thường đem lại một chiến thắng để đời khi đội thất thế lật ngược vào khúc cuối.

Ngắn gọn lại là: Codenames là 1 trò chơi rất thâm sâu dù có bộ luật đơn giản, trong đó gay cấn và ngớ ngẩn đi cùng với nhau; trò chơi mà người thắng có vui đấy nhưng kẻ thua có vẻ còn vui hơn.

Có lẽ giờ đây bạn đã hiểu ra tại sao người ta làm ầm lên vì trò này, nhỉ?

Bạn cảm thấy hứng thú chứ? Hãy ấn vào đây và đặt mua game ngay nào!

Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách chơi game tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=Zjqm8-0FxcY

[ Thế Giới Board Game ]


Để lại bình luận

Lưu ý: Các bình luận chỉ hiển thị khi đã duyệt

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên